top of page

CÂU CHUYỆN HỘI HỌA - KHEN TRANH TẾT ĐOAN NGỌ

Nội hàm văn hóa dân gian phong phú của Tết Đoan Ngọ đã mang đến rất nhiều nguồn cảm hứng và tư liệu thực tế cho giới hội họa các triều đại mỹ thuật Trung Hoa. Tất cả đều lắng đọng nội hàm phong phú của Tết Đoan Ngọ. Cùng Lụa Là Gallery thưởng thức những bức tranh dân gian độc đáo trong dịp này nhé!

 


CHỦ ĐỀ LỄ HỘI



“Ngự Long Đồ” 御龙图 – Tranh lụa

Vào năm 1973, bức tranh lụa “Nhân vật ngự long bạch họa” đã được khai quật từ Ngôi mộ số 1 của lăng mộ Tử Đạn Khố tại Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, được cho là vẽ vào thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc.


Trong “Cửu ca – Tương Quân” của Khuất Nguyên có một đoạn miêu tả về việc “Giá phi long” (cưỡi rồng bay) qua hồ Động Đình:

“Giá phi long hề bắc chinh

 Quá ngô đạo hề Động Đình.”


Trong bức tranh có một nam tử đội vương miện cao, mặc áo choàng, đeo thanh kiếm dài ở thắt lưng, tay cầm dây cương, đang cưỡi một con rồng. Tâm thái người này biểu hiện sự điềm tĩnh, tư thế anh tuấn, nho nhã.Con rồng mà vị nam tử cưỡi có đầu và đuôi cong lên trên, thân nằm ngang, chỉnh thể trông như hình một chiếc thuyền, tựa như cảnh tượng. Bức tranh này tràn đầy cảm giác tao nhã cổ xưa, đồng thời thể hiện tư tưởng cưỡi rồng thăng thiên của cổ nhân.


"Ngũ nguyệt cạnh chu” - 五月竞舟

Bức “Ngũ nguyệt cạnh chu” trong “Ung Chính thập nhị nguyệt hành nhạc đồ” của Lang Thế Ninh thời nhà Thanh đã vẽ lại khung cảnh náo nhiệt khi Hoàng đế Ung Chính dẫn gia nhân đi xem đua thuyền rồng trên đài quan sát ở bến sông. Bức tranh cho thấy từ dân gian cho đến cung đình đều coi trọng tục chèo thuyền rồng tưởng niệm Khuất Nguyên.


Hình dáng của đài quan sát rất sáng tạo và trang nhã. Dưới nét bút tỉ mỉ của họa sĩ cung đình Lang Thế Ninh, cấu trúc của nó trông vô cùng cầu kỳ và chắc chắn. Hình dạng mái ngói của đài quan sát khiến người ta liên tưởng đến những đồng cỏ và gò đồi trập trùng lên xuống, như thể đang nhìn thấy vùng quê rộng lớn của dân tộc Mãn Châu.


Trước đài quan sát là dòng sông rộng lớn, nơi diễn ra cuộc đua thuyền rồng. Rất nhiều con thuyền khác nhau sau một năm ngủ đông đã được tu sửa dung mạo. Phần đầu và thân của chúng được vẽ màu và trang trí bắt mắt để chào mừng Tết Đoan Ngọ. Mỗi chiếc thuyền đều có màn trướng độc đáo, nhô cao chót vót trên tâm thuyền, là biểu tượng tinh thần của đội chèo thuyền. Ngoài ra còn có cờ phướn to lớn lộng lẫy và các loại ô che, lọng, cờ đối, cờ ngũ sắc, dải lụa màu, v.v. vừa để thể hiện bản sắc, vừa trang trí cho chiếc thuyền thêm phần lộng lẫy.


CHỦ ĐỀ PHONG TỤC DÂN GIAN



“Thiên trung giai cảnh” - 天中佳景 tại Bảo tàng Cố Cung

Tiêu đề “Thiên trung giai cảnh” là vì đây là bức tranh ứng với cảnh ngày Tết Đoan Ngọ. Bố cục của bức tranh lụa được cho là do người thời Nguyên vẽ rất giống với phương thức bố cục của bức tranh hoa cỏ “bình sáp.” Trong bình cắm hoa thục quỳ, thạch lựu và thủy lạp chúc, từng đóa đều đang nở rộ, trên thạch lựu buộc những chiếc túi tinh xảo, thể hiện phong tục dân gian vào Tết Đoan Ngọ.


đĩa bày đủ loại trái cây đúng mùa như vải thiều, thạch lựu và bánh ú. Bên dưới có xương bồ, anh đào, dâu, ngải thảo, đều là hoa quả đương mùa. Nhìn lại chiếc bình, bút pháp tinh xảo  tạo kh éo léo không chỉ khiến thân bình có cảm giác lập thể sống động. Phía trên của bức tranh này có bốn lá bùa Đạo giáo và một bức chân dung của Chung Quỳ, thể hiện hàm ý trừ độc và xua quỷ đuổi tà.


“Đoan Ngọ đồ” 端午图 - của Nhậm Di thời nhà Thanh

Bức tranh lấy cây ngải, cây xương bồ và cây thục quỳ làm nhân vật chính. Chúng được tô điểm bởi sơn trà và nhánh tỏi đan chéo trên mặt đất. Toàn bộ bố cục nhờ đó mà có sự cân bằng. Cây xương bồ và cây ngải giương cao mà không hề có dấu hiệu xiêu vẹo; hơn nữa, vị trí và hướng của các cây này còn tạo ra thế động cho bức tranh, tạo thành trường lưu chuyển thư thả.


Chẳng hạn như sơn trà và cá vàng từ bên phải phía dưới chầm chậm nghiêng sang bên trái, nhánh tỏi lớn như ôm khí rồi đem hết thảy giao cấp cho xương bồ và thục quỳ. Sau đó, hai nhánh cỏ từ phía sau xuyên qua tâm bức tranh và đi lên phía trên bên phải, thoát ra khỏi bức tranh rồi lại quay ngược trở lại. Cảnh tượng được lưu chuyển không ngừng như vậy. Nó cũng lưu chuyển không ngừng trong tâm trí mọi người.


CHỦ ĐỀ TRỪ TÀ



“Đoan Ngọ Chung Quỳ đồ” 端午钟馗图 của Hoàng Thận thời Thanh

Hoàng Thận đã vẽ bộ y bào trên thân Chung Quỳ trông giống như một ngọn núi hùng vĩ bằng lực độ tinh xảo, cùng với bút pháp phi bạch có đủ độ đậm nhạt khô ẩm đầy ý vị. Nhìn có vẻ giản lược thô sơ nhưng thực ra thủ pháp rất tròn đầy, dày dặn, hơn nữa biến hóa liên tục, vừa vặn phù hợp với tính cách của Chung Quỳ cũng như đặc điểm “trấn tà” của ông trong dân gian, cả hai kết hợp với nhau lại càng thêm sức mạnh.


Đồng tử trong bức tranh đang cầm trên tay các vật phẩm của Tết Đoan Ngọ như cây ngải và xương bồ, vẻ mặt mang theo ý vui mừng mà dâng kính. Cho dù đó là truyền thuyết về Chung Quỳ trừ tà trấn quỷ hay là những phẩm vật trong tay đồng tử, “Đoan Ngọ Chung Quỳ đồ” chính là bức tranh chính cống mô tả phong tục trừ tà phòng độc trong ngày Tết Đoan Ngọ.


Những bức tranh dân gian mừng Tết Đoan Ngọ trên đây đã thể hiện hàm ý sâu sắc và những phẩm vật phong phú của tập quán dân gian trong dịp Tết Đoan Ngọ. Nó cho chúng ta thấy phong tục dân gian lâu đời trong Tết Đoan Ngọ chẳng những không bị phai nhạt, mà còn được bổ sung thêm phong vị và sắc thái từ thế hệ này qua thế hệ khác.


Trích dẫn nhiều nguồn từ: 大纪元


𝐋𝐮𝐚𝐥𝐚 𝐀𝐫𝐭𝐒𝐩𝐚𝐜𝐞 & 𝐆𝐚𝐥𝐥𝐞𝐫𝐲. 189C/4 Nguyen Van Huong St, Ward Thao Dien, District2. TDC Periodically closed on Mondays - Operating time 10am - 18pm. Website: www.lualavietnam.com Hotline : 0916170970






Comments


bottom of page